Thái Lan là một đất nước của những lễ hội văn hóa đặc sắc. Trong số đó, nổi tiếng nhất ở Thái Lan thì phải kể đến 3 lễ hội: lễ hội hoa đăng Loy Krathong, lễ hội đèn trời Yi Peng và lễ hội té nước Songkran. Trong số đó, lễ hội hoa đăng Loy Krathong là lễ hội diễn ra cùng lúc với Yi Peng, thường được tổ chức vào tháng 11 dương lịch hàng năm.
“Loy” có nghĩa là “thả trôi”. “Krathong” có nghĩa là “hoa đăng hình bông sen nổi trên mặt nước”.
Loy Krathong được tổ chức vì người ta tin rằng, khi thả trôi một chiếc krathong sẽ giúp rửa sạch hận thù và những điều không hay của năm cũ, mang lại may mắn cho năm mới. Đồng thời đó cũng là để tỏ lòng tôn kính và gửi lời xin lỗi tới Nữ Thần Nước Phra Mae Khongkha vì đã làm ô nhiễm nguồn nước trong cả một năm.
Trước đây, trong truyền thống, người Thái thường thả krathong tại các klongs (con kênh). Ngày nay họ thả ở cả ao hồ, sông, suối, hồ bơi…
Thông thường, lễ hội Loy Krathong diễn ra vào tối ngày trăng tròn của tháng thứ 12 theo lịch âm lịch truyền thống của Thái Lan và kéo dài tổng cộng 3 ngày (ngày trăng tròn, ngày trước ngày trăng tròn và ngày sau ngày trăng tròn). Do đó, ngày chính xác của lễ hội không cố định mà sẽ được thay đổi mỗi năm.
Cụ thể:
Từ trước đến nay, người Việt Nam thường bị nhầm lẫn giữa 2 lễ hội: Loy Krathong và Yi Peng. Loy Krathong là lễ hội thả hoa đăng, Yi Peng là lễ hội thả đèn trời. Tuy nhiên nhiều người lại gọi là “lễ hội thả đèn trời Loy Krathong”. Và trong tâm trí của nhiều người, Loy Krathong là hình ảnh những chiếc đèn trời rực rỡ dần bay lên không trung. Sự thật là:
Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vậy vì xưa kia, trong văn hóa Thái Lan, 2 lễ hội này được tổ chức ở 2 thời điểm khác nhau. Ngày nay, người ta đã gộp chung cả 2 vào để tổ chức cùng thời điểm. Cũng chính vì vậy, đi Thái Lan dịp này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh thả hoa đăng dưới nước và cả cảnh thả đèn trời đem theo bao điều ước lên không trung. Do đó đây có thể nói là dịp lễ hội lớn và rộn ràng không thua kém gì lễ hội té nước Songkran. Vào dịp này, du khách quốc tế cùng tìm đến Thái Lan, rất đông đúc. Vì vậy vé máy bay, khách sạn… thường bị hết chỗ rất sớm.
Để tham gia lễ hội Loy Krathong và tự mình thả hoa đăng xuống nước thì bạn phải chuẩn bị cho mình những chiếc krathong. Bạn có thể dễ dàng mua ngay tại chợ hoặc các điểm xung quanh nơi diễn ra lễ hội. Có các loại krathong được lắp sẵn và có những chiếc thì bán theo bộ cho bạn tự lắp đặt, trang trí.
Xưa kia, krathong được làm bằng thân cây chuối và tạo tác thêm thành hình hoa sen. Ngày nay người ta đã sáng tạo thêm bằng cách lấy vỏ dừa, hoa, bánh, khoai tây… để làm với nhiều hình thù khác nhau.
Để tham gia lễ hội Loy Krathong, du khách nên đến đúng điểm mà lễ hội hoạt động sôi động nhất và còn giữ nguyên những tập tục truyền thống để trải nghiệm văn hóa như một “local” (người địa phương).
Thông thường du khách sẽ chọn đi Bangkok hoặc Phuket, Chiang Mai vì đây là các điểm đến du lịch hot, sẽ dễ dàng kết hợp tham gia lễ hội Loy Krathong, lễ hội Yi Peng. Đồng thời tham quan trải nghiệm các địa điểm thú vị xung quanh.
Bangkok là một điểm đến dễ đi từ Việt Nam. Nhiều du khách thậm chí chọn Bangkok như một nơi để đi nghỉ dưỡng cuối tuần. Nhiều người khác thì chọn đi Bangkok để lấy hàng về bán, hoặc xem Bangkok là điểm đến nước ngoài đầu tiên của mình. Bởi lượng du khách đông như vậy nên do đó Bangkok cũng có khá nhiều địa điểm để tham gia lễ hội Loy krathong. Mặc dù lễ hội ở đây không còn nhiều nét truyền thống như lúc ban sơ nữa.
Để xem Loy Krathong, bạn nên đến khu vực Asiatique (dọc theo Wat Saket trong Old City). Tại khu vực này có một chợ đêm gần bờ sông – là chỗ lý tưởng để tổ chức thả hoa đăng. Tuy nhiên thời điểm này sẽ rất đông người đi vào đây nên bạn cần đến sớm từ buổi chiều hoặc chập choạng tối và đi xung quanh mua krathong trước. Có rất nhiều loại krathong với hình thù sáng tạo được bán ở khu này.
Trong đêm Krathong, riêng khu vực boardwalk phía trước Asiatique sẽ có các sự kiện chính như múa hát, diễu hành, bắn pháo hoa, có cả một màn diễn lại sự tích về Loy Krathong.
Đối với bạn nào đang ở gần Khao San Road thì nên đến Bến tàu Phra Athit.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia lễ hội này tại ngay khách sạn vì nhiều khách sạn ở Bangkok sẽ tổ chức Loy Krathong tại khu vực hồ bơi, nhất là các khách sạn dọc theo sông Chao Phraya. Thông thường các sự kiện này sẽ gắn với một bữa ăn tối đặc biệt và pháo hoa. Các khách sạn bạn nên ở là:
Không phải Bangkok mà Chiang Mai mới là điểm đến ấn tượng nhất để tham gia Loy Krathong vì đây cũng là quê hương của lễ hội thả đèn trời Yi Peng. Chính vì vậy, đi thời điểm này, bạn sẽ được cùng lúc trải nghiệm cả 2 lễ hội rực rỡ nhất. Các hoạt động ở đây chủ yếu là cho người địa phương (chứ không nhằm phục vụ mục đích du lịch như ở Bangkok) nên không khí vui hơn nhiều.
Địa điểm thả đèn hoa đăng (Loy Krathong) vào lúc này sẽ là thả dọc sông Ping – con sông chuyên chở tâm hồn của Chiang Mai. Đặc biệt là khu vực cầu Nawarat và cầu sắt. Đây là nơi người dân địa phương và khách du lịch tập trung để thả Krathong xuống sông và thả đèn lồng lên trời. Bạn có thể mua Krathong và đèn lồng xung quanh đó, giá mỗi chiếc từ 30 – 100 Baht tùy thuộc vào kích cỡ và thiết kế.
Các hoạt động khai mạc và diễu hành đường phố trong đêm đầu tiên thì sẽ được tổ chức ngay tại đài tưởng niệm Three Kings Monument (trong Old City) hoặc cổng Thapae Gate.
Tại Phuket, để tham gia Loy Krathong, bạn có thể mua krathong tại các cửa hàng ở các đường phố chính của Phuket. Các địa điểm thả krathong là biển, hồ, suối… hoặc nói chung là các khu vực có nước.
Các khách sạn lớn ở Phuket cũng thường tổ chức một buổi tối đặc biệt để khách có thể tham gia và thả krathong trên biển – một hình ảnh thú vị khi hàng ngàn krathong dưới ánh nến lung linh trên sóng.
Tất cả các bãi biển bờ biển phía tây của Phuket đều tham gia vào các lễ hội Loy Krathong. Cả người dân địa phương và khách du lịch đều tham gia. Tại Hồ Nai Harn và Bãi biển Patong thường có nhiều hoạt động nhất, nhất là các bãi biển như Kata và Karo. Ngoài ra hai địa điểm ở Thị trấn Phuket là Công viên Saphan Hin và Công viên Suan Luang (King Rama IX) cũng là những địa điểm nổi tiếng để tham gia thả hoa đăng.
Trong 3 điểm đến trên, như đã nói, Chiang Mai được rất nhiều du khách xem là địa điểm lý tưởng nhất để tham gia Loy Krathong.
Som Tam – món gỏi đu đủ trứ danh của người Thái
Ăn tối kiểu Khantoke là gì? trải nghiệm ăn tối Khantoke ở đâu?
Wat Buppharam – ngôi chùa trong bộ phim nổi tiếng Lost In Thailand
Show Siam Niramit (Thái Lan) có gì hay?
Kinh nghiệm du lịch Chiang Mai tự túc, tiết kiệm, chi tiết
Các phương tiện đi Santorini Park (Cha-Am) từ Bangkok