Những sự kiện, lễ hội ở Campuchia du khách nên biết

Campuchia là một đất nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng nằm trong khu vực 3 nước Đông Dương nên thu hút rất đông khách du lịch đến từ Việt Nam mỗi năm. Mặc dù cách nhau chỉ 1 đường biên giới nhưng nền văn hóa của Campuchia rất khác với Việt Nam, điều này đặc biệt được thể hiện qua các sự kiện, lễ hội trong năm. Đa số những lễ hội truyền thống của Campuchia thường có liên quan đến các nghi lễ Phật giáo Nam tông. Và cũng vì thế nên có đến Campuchia, bạn mới hiểu vì sao nơi này được gọi là xứ chùa tháp.

Mặc dù trải qua chiến tranh và chế độ diệt chủng nhưng những lễ hội đậm sắc màu Phật Giáo vẫn được gìn giữ và tồn tại trong nếp sống của người dân. Bên cạnh các lễ hội đậm chất Phật giáo, một số lễ hội, sự kiện khác đều liên quan đến các ngày trọng đại của đất nước như ngày chiến thắng chế độ Diệt chủng, ngày độc lập, ngày sinh nhật vua…

Những sự kiện, lễ hội ở Campuchia quan trọng nhất trong năm

Có rất nhiều sự kiện, lễ hội ở Campuchia diễn ra trong năm, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho du khách 1 loạt các sự kiện, lễ hội quan trọng nhất theo trình tự thời gian diễn ra.

Ngày chiến thắng chế độ Diệt chủng - Tháng 1

Thời gian diễn ra: 7/1 hàng năm

Địa điểm: Trên khắp cả nước

Đây là một ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước Campuchia vì nó kỷ niệm ngày người dân nước này chính thức thoát khỏi chế độ Diệt chủng Khmer Đỏ. Vào ngày này, chính phủ Campuchia sẽ tổ chức các cuộc diễu hành lớn để tưởng nhớ các nạn nhân đã mất cũng như mừng sự kiện đem lại sự hồi sinh và phát triển cho đến ngày nay của dân tộc Campuchia.

Lễ hội Meak Bochea – Tháng 2

Lễ hội Campuchia: Meak Bochea Tháng 12

Thời gian diễn ra: ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm. Do theo lịch âm nên đối chiếu theo dương lịch thì mỗi năm nó sẽ diễn ra ở các thời điểm khác nhau. Như vậy thời gian tương ứng với:

  • 18 / 2/ 2019
  • 8 / 2/ 2020

Địa điểm: tại các ngôi chùa trên khắp cả nước.

Lễ hội Meak Bochea được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài. Cũng có ý kiến cho rằng, “theo thần thoại, Meak Bochea là ngày Đức Phật tiên đoán và thông báo về ngày mà Ngài sẽ đạt được sự giác ngộ và nhập niết bàn”. Vào ngày này toàn dân Campuchia được nghỉ lễ để đón mừng lễ hội Meak Bochea. Trong lễ hội này, các phật tử sẽ tề tựa lại ở những ngôi chùa lớn, cùng tham gia thiền, cầu kinh và suy ngẫm về cuộc sống vạn vật. Các phật tử cũng sẽ cùng nhau dâng và tham gia rước nến.

Visak Bochea (Ngày Đức Phật hay Lễ Phật Đản) – Tháng 5 ​

Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ 6 âm lịch Khmer. Như vậy các năm tới nó sẽ ứng với các ngày:

  • 18/5/2019
  • 6 /5/2020

Địa điểm: Trong các tự viện trên cả nước

Visak Bochea là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với phật tử trên khắp thế giới. Đây là dịp kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn. Đây là một ngày lễ quan trọng dành cho các phật tử ở cả nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á và một số quốc gia Châu Á như Nepal, Ấn Độ…

Trong những ngày này người ta sẽ tu tập, thiền định, tụng kinh, thuyết pháp tại các tụ viện. Nhiều người sẽ tranh thủ làm các công việc từ thiện, tặng quà cho người già và người tàn tật, quyên góp hoặc cúng dường. Trong những ngày này cũng sẽ có một cuộc diễu hành sẽ diễn ra vào lúc chạng vạng và đi quanh ngôi đền chính 3 lần. Trong cuộc diễu hành, người dân sẽ mang theo hoa và thắp nhang để cầu nguyện cho Đức Phật.

Ngày Tết truyền thống của người Khmer (Chol Chnam Thmay) – Tháng 4

Tết truyền thống Campuchia: Ngày tết truyền thống người Kmer Chol Chnam Thmay

Thời gian diễn ra: 13-15/4 dương lịch hằng năm (3 ngày)

Địa điểm: Trên cả nước

Tết Chol Chnam Thmay là ngày tết truyền thống của người Khmer. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm. Điều thú vị là khách với các lễ hội khác, Chaul Chnam Thmey được tổ chức dựa vào ngày dương lịch. Nó cũng diễn ra trùng thời điểm với lễ hội té nước SongKran ở Thái Lan, lễ hội té nước ở Lào, Myanmar, Sri Lanka.

Đêm giao thừa, mọi người đốt đèn, làm cỗ, thắp hương, khấn vái tổ tiên. Tiếp sau đó là 3 ngày lễ

  • Ngày đầu tiên là ngày Maha Songkran (Chôl sangkran thmây). Trong ngày đầu tiên – ngày lễ đại lịch, người dân tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, đội lễ lên chùa vào giờ tốt.
  • Ngày thứ hai là ngày Wanabat (Wonbơf). Mọi nhà làm lễ dâng cơm cho các vị sư và  đắp núi cát tìm phúc duyên
  • Ngày thứ ba là ngày Tngai Laeung Saka (Lơng săk) – làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Sau khi làm lễ tại chùa xong thì mọi người rước các nhà sư đến nghĩa trang để cầu siêu cho các linh hồn đã mất.

Lễ cầm cày Hoàng Gia (Pithi Chrat Preah Neang Korl) – Tháng 4, tháng 5

Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày thứ 4 của tháng 6 âm lịch. Tương ứng với các thời gian sau:

  • 7 tháng 5 – 2019
  • 25 tháng 4 – 2020

Nghi lễ này đã có từ lâu đời, bởi sáng kiến của 1 vị vua Khmer trước đó. Lễ hội nhằm dự đoán một loạt các sự kiện bao gồm dịch bệnh, lũ lụt, mùa màng, điều kiện canh tác hay lượng mưa trng năm. Người ta dự đoán  Theo truyền thống, Pithi Chrat Pheah Neang Korl đánh dấu sự khởi đầu của mùa mưa ở Campuchia

Lễ hội Campuchia: Lễ cầm cày Hoàng Gia (Pithi Chrat Preah Neang Korl)
Lễ cầm cày Hoàng Gia (Pithi Chrat Preah Neang Korl)

Sinh nhật Đức vua Norodom Sihamoni - Ngày 13 - 15/ 5

Thời gian diễn ra: 3 ngày, từ 13 – 15/5

Địa điểm: Trên khắp cả nước

Nhà vua chủ trương sinh nhật mình rất đơn giản: cúng cho các nhà sư và tặng quà cho người nghèo. Tuy nhiên chính phủ sẽ kỷ niệm ngày này bằng việc cho toàn dân nghỉ 3 ngày. Trong 3 ngày khắp các đường phố sẽ có rất nhiều biểu ngữ, banner sôi động. Bên cạnh đó, các chương trình nhảy múa, biểu diễn văn nghệ cũng được tổ chức khá nhộn nhịp. Sau ngày sinh nhật vua

Pchum Ben (Ngày lễ tổ tiên) - Tháng 9

Thời gian diễn ra: thường được tổ chức vào cuối tháng 9 – đầu tháng 10 hằng năm (trong vòng 15 ngày).

Địa điểm: Trên khắp cả nước.

Cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ vu Lan ở Việt Nam, Pchum Ben là lễ hội để người dân Campuchia bày tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên. Vào ngày này, người thân sẽ dâng tế những loại thực phẩm và làm lễ cúng dường. Cụ thể Pchum Ben mang ý nghĩa: một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, 2 là xin sự bình an cho người thân và 3 là bày tỏ lòng biết ơn công dưỡng dục, sự tôn kính với tổ tiên, ông bà quá cố.

“Người ta tin rằng một số người sau khi chết đi, vì những nghiệp ác gây ra từ khi còn sống nên khi chết phải chịu nhiều hình phạt đau đớn dưới địa ngục. Chỉ có đến ngày lễ Pchum Ben, những linh hồn này mới được trở về nhà và hưởng thụ những đặc ân theo lời mời của người thân trong gia đình”.

Ngày lễ Quốc Khánh Campuchia – Ngày 9/11

Thời gian diễn ra: 9/11 hằng năm

Địa điểm: Trên khắp cả nước

Lễ Quốc khánh cũng là sự kiện rất quan trọng của người dân Campuchia vì đó là sự kiện đánh dấu ngày thực dân Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho đất nước này. Trong ngày này, người ta sẽ tổ chức diễu hành, mít tinh trước quảng trường phía trước Hoàng Cung. Trước đó là lễ chào cờ và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và thắp ngọn đuốc chiến thắng tại Ðài Ðộc lập ở Phnom Penh.

Lễ hội đua thuyền (Bon Om Touk) tháng 11
Lễ hội đua thuyền (Bon Om Touk)

Lễ hội đua thuyền (Bon Om Touk) – Tháng 11

Thời gian diễn ra: ngày trăng tròn của tháng Phật Giáo Kadeuk, thường là tháng 11, thời gian không cố định theo lịch dương. Cụ thể ngày này ở các năm tới là:

  • 11/ 11 / 2019
  • 31 / 11/ 2020

Địa điểm: dọc hồ Tonle Sap

Có thể nói, tháng 11 là tháng quan trọng nhất của Campuchia khi không khí lễ hội diễn ra gần như xuyên suốt tháng. Trong đó nhộn nhịp và hào hứng nhất là không khí để tổ chức lễ hội đua thuyền Bon Om Touk. Lễ hội này thường được khách du lịch quốc tế biết đến với tên gọi Cambodia’s Water Festival – lễ hội nước.

Lễ hội nước Campuchia (Bon Om Touk) diễn ra mỗi năm 1 lần. Lễ hội kỷ niệm một hiện tượng tự nhiên kỳ thú: luồng nước đảo ngược giữa sông Tonle Sap và sông Mekong. Bởi vậy Bon Om Touk được tổ chức kéo dài tới 3 ngày với rất nhiều lễ hội, diễu hành, đua thuyền, pháo hoa và nhiều hoạt động vui chơi khác.

Angkor Wat Cambodia
Angkor Wat Cambodia
Lễ hội biển ở Campuchia
Biển Campuchia

Angkor Festival - tháng 12

Lễ hội biển ở Campuchia - tháng 12

Thời gian diễn ra: : 11/12/2018

Địa điểm: Angkor Wat

Đây là một sự kiện thú vị cho bất cứ ai có kế hoạch đến tham quan Angkor Wat nói riêng và Siem Reap nói chung trong lịch trình của mình. Tại đây sẽ có rất nhiều các buổi biểu diễn tuyệt vời dựa trên những câu chuyện sử thi vĩ đại bắt nguồn từ những huyền thoại cổ xưa. Lễ hội có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ đến từ khắp nơi của Châu Á cùng hội tụ và thể hiện tài năng của mình.
Giữa không gian và địa điểm tuyệt vời là Angkor Wat, du khách sẽ được thưởng thức những câu chuyện kể lịch sử đầy sáng tạo với một bối cảnh âm nhạc và nhịp điệu tuyệt vời cùng những bộ trang phục dân tộc lung linh tuyệt đẹp. Điều thú vị là nhiều vị lãnh đạo trong chính phủ hoặc đôi khi chính Vua Campuchia cũng tham dự sự kiện này.

Thời gian diễn ra: tháng 12 hàng năm ( 22/12 -24/2)

Địa điểm: bất kỳ bờ biển nào trong 4 bờ biển Campuchia.

Đây là một trong những sự kiện thú vị, náo nhiệt nhất Campuchia, phù hợp cho những ai yêu thích thể thao hay các hoạt động ngoài trời. Lễ hội biển lần đầu được tổ chức năm 2011. Xoay quanh lễ hội biển có rất nhiều sự kiện thể thao dành cho khách du lịch bao gồm, đua thuyền máy, bơi lội, võ thuật Campuchia, Half marathon (HM) và bóng chuyền bãi biển.

Lễ hội biển là một lễ hội rất phổ biến ở Campuchia do Bộ Du lịch, Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia và Bộ Văn hóa Mỹ thuật đồng tổ chức.

Những sự kiện, lễ hội ở Campuchia du khách nên biết
5 (100%) 1 vote

Pin It on Pinterest

Shares
Share This